Hướng Dẫn Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Về Việt Nam | Hướng Dẫn [A-Z]

Nhập khẩu

Trong thực tế, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và vướng mắc về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Cụ thể là các vấn đề như cần chuẩn bị hồ sơ chứng từ gì, thống nhất và ký hợp đồng với đối tác nước ngoài như thế nào hay phương thức thanh toán ra sao, và quá trình khai báo hải quan nhập khẩu như thế nào? Vì vậy, Dasada đã tổng hợp các thông tin dưới đây nhằm cung cấp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của Quý doanh nghiệp khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

1. Nhập Khẩu Hàng Hóa Là Gì?

Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc từ những khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo pháp luật quy định. Quy định về nhập khẩu hàng hóa được nêu rõ tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Quy định về nhập khẩu hàng hóa:

  • Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch theo quy định.
  • Hàng hóa nhập khẩu có tiềm ẩn hoặc có khả năng gây mất an toàn phải được kiểm tra nghiêm ngặt.
  • Hàng hóa nhập khẩu bị cơ quan phát hiện là không phù hợp phải tăng cường kiểm tra.

Các hàng hóa bị cấm nhập khẩu gồm:

  • Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.
  • Thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng.
  • Các loại hóa chất thuộc danh mục cấm.
  • Phế liệu, phế thải.
  • Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng.
  • Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

2. Hồ Sơ Nhập Khẩu Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị

Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp từ bên xuất khẩu bao gồm:

  • Vận đơn.
  • Hợp đồng kinh doanh.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Bản kê chi tiết thông tin của hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận phân tích.
  • MSDS (dành cho hàng nguy hiểm, hóa chất).

3. Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Vào Việt Nam

3.1 Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa

Một quy trình nhập khẩu hàng hóa thường được thực hiện đầy đủ các bước như sau:

  1. Xác định loại hàng hóa nhập khẩu.
  2. Ký hợp đồng ngoại thương.
  3. Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa và theo dõi đóng hàng.
  4. Nhận giấy báo hàng đến & Đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
  5. Khai và truyền tờ khai hải quan.
  6. Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order).
  7. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan.
  8. Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan.
  9. Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản.
  10. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ.

3.2 Các Bước Nhập Khẩu Hàng Hóa

Bước 1: Xác Định Loại Hàng Hóa Nhập Khẩu

Doanh nghiệp xác định loại hàng hóa định nhập thuộc nhóm ngành hàng nào, có phải là loại hàng bị cấm hay không, hoặc mặt hàng đó có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không, hay là mặt hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy hoặc kiểm tra chuyên ngành.

Bước 2: Ký Hợp Đồng Ngoại Thương

Hợp đồng ngoại thương sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa. Nội dung trong hợp đồng phải được ghi chép rõ ràng, chi tiết, tuân theo quy định của pháp luật và thường bao gồm: Tên mặt hàng, số lượng, trọng lượng, giá thành, quy cách đóng gói.

Bước 3: Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Hàng Hóa

Trước khi tiến hành nhập một lô hàng, doanh nghiệp yêu cầu bên đối tác chuẩn bị các chứng từ cũng như theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ họ.

Bước 4: Nhận Giấy Báo Hàng Đến & Đăng Ký Kiểm Tra Chuyên Ngành

Nếu hàng hoá nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra thì đây là một thủ tục bắt buộc. Sau khi nhận giấy báo hàng đến, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành.

Bước 5: Khai Và Truyền Tờ Khai Hải Quan

Doanh nghiệp khai tờ khai hải quan tại Tổng Cục Hải quan Việt Nam hoặc thực hiện trên hệ thống VNACCS của Cục Hải quan. Sau khi khai xong, doanh nghiệp tiến hành gửi tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra và trả kết quả.

Bước 6: Lấy Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Lệnh giao hàng là chứng từ mà hãng tàu hoặc công ty vận chuyển phát hành, yêu cầu đơn vị lưu hàng ở kho hoặc cảng chứa hàng cho chủ hàng. Doanh nghiệp muốn có lệnh giao hàng thì phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và đưa đến cho hãng vận chuyển.

Bước 7: Chuẩn Bị Bộ Hồ Sơ Hải Quan

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code, các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp phải đăng ký các thủ tục liên quan để được cấp các chứng nhận cần thiết. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm: Giấy giới thiệu, Tờ khai phân luồng, Invoice, Packing list, Bill of lading, và các chứng từ cần thiết khác.

Bước 8: Nộp Thuế Và Hoàn Tất Thủ Tục Hải Quan

Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế (VAT và thuế nhập khẩu). Đối với một số mặt hàng đặc thù, doanh nghiệp còn phải nộp thêm thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 9: Làm Thủ Tục Đổi Lệnh Và Chuyển Hàng Hóa Về Kho Bảo Quản

Doanh nghiệp lưu ý về phương tiện chuyên chở và nhà kho để bảo quản hàng hóa. Người đại diện của doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng nhập hàng để trình một số giấy tờ cần thiết.

Bước 10: Lưu Trữ Hồ Sơ Và Chứng Từ

Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng để đối chiếu trong trường hợp phát sinh, khiếu nại.

4. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Làm Thủ Tục Thông Quan Hàng Hóa Nhập Khẩu

  • Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hơn phải dùng nhiều tờ khai liên kết với nhau.
  • Trị giá tính thuế phải đồng nhất khi đăng ký tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng một ngày.
  • Hệ thống tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện đăng ký tờ khai, nếu không sẽ bị hệ thống từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi.

Kết luận: Để tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định các mặt hàng cần nhập khẩu và tìm kiếm nhà cung cấp uy tín. Sau đó, hoàn tất các thủ tục pháp lý, đặt hàng và ký hợp đồng mua bán. Khi hàng hoá được vận chuyển đến cảng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hải quan và thanh toán thuế. Cuối cùng, hàng hóa được vận chuyển đến kho bãi để kiểm tra, xử lý và phân phối.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Dasada để được tư vấn chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *